Trước đây khi nhắc tới HIV, người ta đều sợ hãi vì không có thuốc chữa trị cho căn bệnh này. Nó được mang tên căn bệnh Thế kỉ. Thế nhưng với khoa học hiện đại, con người đã dần kiểm soát được HIV bằng việc sử dụng ARV trong dự phòng HIV như: PEP và TasP.Phơi nhiễm với HIV là tình huống rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV đều dẫn đến bị nhiễm HIV. Tuy vậy do thông tin hoặc hiểu biết không đầy đủ nên một số người quá lo lắng trong khi một số khác lại không biết nên bỏ qua “khoảng thời gian vàng” không điều trị dự phòng kịp thời.

Cùng với sự phát triển của điều trị kháng virus bằng thuốc ARV, các nhà nghiên cứu đã thành công khi phát minh và đưa vào ứng dụng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post – exposure prophylaxis – PEP). Đây là một can thiệp y khoa dựa vào khả năng ức chế virus HIV của thuốc ARV. Vậy Uống Pep thì có ảnh hưởng tới kết quả combo xét nghiệm HIV không

PEP là gì?

PEP (phòng ngừa sau khi tiếp xúc) là sử dụng thuốc để chống lại vi rút gây suy giảm hệ miễn dịch ở người (HIV) sau khi tiếp xúc với HIV có thể gây ra lây nhiễm . Nếu quý vị có khả năng bị lây nhiễm HIV cao, hãy bắt đầu dùng PEP càng sớm càng tốt. Đây là loại thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

Thông tin về lây nhiễm HIV tiên phát chỉ ra rằng nhiễm HIV toàn thân không xảy ra ngay lập tức mà có một sự chậm trễ ngắn giữa thời gian phơi nhiễm với virus và sự xuất hiện của HIV trong máu. Trong thời gian “cửa sổ cơ hội” này, điều trị ARV có thể dự phòng nhiễm toàn thân, từ đó giúp người này tránh khỏi tình trạng “nhiễm HIV mạn tính”.

Mô hình thử nghiệm tiến trình gây bệnh trên động vật với chủng virus SIV, họ hàng của HIV, gây bệnh trên khỉ, chỉ ra rằng, sau khi phơi nhiễm với HIV, tế bào miễn dịch tại vị trí vào của HIV bị nhiễm trong vòng 24 giờ đầu. Tế bào bị nhiễm di chuyển tới vùng hạch kế cận trong hơn 24-48 giờ tiếp theo. Trong 5 ngày, HIV có thể phát hiện thấy trong máu.

THUỐC PEP LÀ GÌ? - Galant Clinic - Phòng khám cộng đồng cho người yếu thế tại Việt Nam

Như vậy, nếu dùng ARV sớm sau phơi nhiễm có thể dự phòng nhiễm trùng toàn thân bằng cách ngăn cản sự nhân lên của HIV trong một vài tế bào bị nhiễm ban đầu. Sau khi duy trì ARV trong cơ thể trong 4 tuần, các tế bào bị nhiễm ban đầu sẽ bị cơ thể đào thải do cơ chế miễn dịch tế bào, kéo theo đó là sự thải trừ hoàn toàn HIV ra khỏi cơ thể.

Một nghiên cứu bệnh chứng vào năm 1997 cho thấy hiệu quả điều trị PEP giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm 81% nếu sử dụng thuốc Zidovudine. Sau đó, điều trị PEP dần được cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả. WHO đang hướng dẫn dùng phác đồ 2 thuốc hoặc 3 thuốc, từ đó nâng tỷ lệ thành công lên đến 95-99%. Hiệu quả của điều trị sẽ cao nhất trong vài giờ đầu sau khi phơi nhiễm, giảm dần theo thời gian và được cho là không có hiệu quả sau mốc 72 giờ tính từ lúc phơi nhiễm.

Có rất nhiều người hoang mang không biết PEP có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm không?

Nếu bạn có nguy cơ được can thiệp PEP sớm trong 72 giờ và sau khi dùng PEP hết 28 ngày bạn xét nghiêm HIV ag/ab âm tính thì rất khả quan. Có PEP thì nên xét nghiệm 1 tháng 3 tháng và chốt 6 tháng theo khuyến cáo.

Tuy nhiên nếu 1 tháng hay 3 tháng ag/ab combo HIV âm tính thì xem như an toàn, 6 tháng chỉ là thủ tục nên bạn yên tâm! Ag/ab combo HIV rất nhạy nếu bị nhiễm là 3 tuần test ra rồi.

Thực tế thì khi sử dụng PEP có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm phát hiện HIV theo phương pháp PCR để xác định tải lượng vi rút, nhưng không ảnh hưởng đến các xét nghiệm phát hiện HIV theo phương pháp tìm kháng thể (trừ một số trường hợp đặc biệt như đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tạng, hóa trị ung thư…v.v.)

Nếu không may bị HIV bạn cần lưu ý những điều sau để tránh lây nhiễm

  • Mọi người nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Luôn luôn mang bao tay khi lau chùi máu hoặc những chất dịch trong cơ thể. Trước tiên, chùi bằng khăn giấy và sau đó rửa bằng nước xà bông vùng đã rửa. Cuối cùng nên rửa lại các vùng đã chùi này với nước tẩy trùng (bleach) theo như chỉ dẫn và chùi khô lại bằng khăn giấy.
  • Khăn trải giường, khăn tắm và quần áo bị dính máu hoặc những chất dịch từ cơ thể nên được giặt riêng.
  • Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bạn không thể có quan hệ tình dục. Tuy nhiên bạn cần có một vài thay đổi trong đời sống tình dục của mình.
  • Tránh việc hôn hít và gần gũi những người đang bị cảm cúm và trẻ em bị những chứng bệnh thông thường của trẻ như bệnh trái rạ, quai bị hay bệnh ban đỏ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *