Mục Lục Bài Viết
Quy trình lập kế hoạch tổ chức tết trung thu cho thiếu nhi
Để có một ngày tết Trung thu diễn ra thật sôi động, vui vẻ và tạo sự thoải mái nhất cho trẻ thì bạn cần phải có kế hoạch tổ chức hoàn chỉnh nhất. Nếu bạn đang loay hoay chưa biết nên lên bản kế hoạch vui tết trung thu như thế nào cho đầy đủ nhất, hãy tham khảo ngay các kế hoạch tổ chức tết trung thu mà chúng tôi đã tổng hợp ở dưới đây nhé.
Dưới đây chúng tôi xin liệt kê bản kế hoạch tổ chức trung thu cho trẻ mầm non, kế hoạch tổ chức trung thu cho học sinh tiểu học để giúp bạn có được kế hoạch về tổ chức Tết Trung thu tốt nhất
Tổ chức tết trung thu cho trường mầm non
Không cần quá nhiều thời gian chuẩn bị như khi tổ chức tết trung thu cho doanh nghiệp, tuy nhiên thời điểm tốt nhất để chuẩn bị kế hoạch tổ chức trung thu cho trẻ mầm non là trước ngày diễn ra khoảng 1 tuần, cần nhiều hơn nếu như có thêm tiết mục văn nghệ của các bé. Các tiêu chí chuẩn bị bao gồm:
Kịch bản tết trung thu trường mầm non
Kịch bản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chương trình đêm hội trăng rằm. Do đó đây là yếu tố quan trọng cần được làm cẩn thận và càng chi tiết càng tốt. Trong phần kịch bản sẽ bao gồm một số yếu tố quan trọng:
Lời dẫn chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non
Các chương trình tết trung thu văn nghệ, phá cỗ, rước đèn, trò chơi.
Thời lượng, thứ tự của các chương trình.
Vai trò của khách mời kịch bản cho chú cuội, chị hằng.
Ngoài ra khi lên kế hoạch, người tổ chức cần phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho tất cả mọi người tham gia để có thể đảm bảo chương trình được diễn ra đúng như kế hoạch đã định.
Trang trí khu vực sân khấu
Đây là công đoạn tiếp theo sau khi đã lên được một kịch bản hoàn chỉnh và cần khá nhiều thời gian để hoàn thiện. Ngoài chủ đề trang trí xoay quanh lễ hội đêm rằm, ông trăng, chú cuội, chị hằng,… thì theo kinh nghiệm của Cyber Show, việc kết hợp thêm các nhân vật được yêu thích trên các chương trình thiếu nhi sẽ tạo được sự hứng thú cho các bé.
Đa phần các trường mầm non hiện nay sẽ nhờ sự giúp đỡ của một công ty tổ chức sự kiện cho phần trang trí để tránh việc lãng phí khi mua sắm vật dụng đồng thời sự chuyên nghiệp của các công ty sẽ đảm bảo chương trình được diễn ra một cách hoàn hảo hơn.
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
Đây có lẽ là phần chuẩn bị tốn nhiều thời gian và công sức nhất, tuy nhiên lại là một trong những phần chính tạo nên sự thành công của chương trình. Việc để các bé tham gia các tiết mục văn nghệ vừa mang lại niềm vui cho các bé, vừa đem lại sự háo hức, đợi chờ từ phía phụ huynh.
Kế hoạch tổ chức trung thu trường tiểu học
Đối với các bé tiểu học thì việc tổ chức lễ trung thu không có nhiều khác biệt về mặt kịch bản cũng như các chương trình tết trung thu. Không như các bé mầm non, ở độ tuổi này các em tiểu học cực kì hiếu động và nghịch ngợm do đó ngoài các chương trình văn nghệ thì phần trò chơi cho các bé cũng cần phải tính toán đến mức độ an toàn nhiều hơn.
Theo kinh nghiệm tổ chức lễ trung thu thì đối với học sinh tiểu học, nên tăng thời gian của các chương trình diễn kịch, múa lân, trò chơi sẽ tạo được không khí hào hứng của các em nhiều hơn là những tiết mục văn nghệ, phá cỗ.
Về cơ bản kế hoạch tổ chức trung thu cho các bé tiểu học sẽ bao gồm:
- Xác định số lượng học sinh tham gia.
- Xác định nhân sự tham gia giám sát.
- Lên kịch bản chương trình.
- Tiến hành trang trí, phân chia khu vực sân khấu, trò chơi, khu vực rước đèn.
- Chuẩn bị các tiết mục.
- Điều tiết chương trình.
- Giám sát hoạt động vui chơi của các bé.
Thông qua bản việc lập kế hoạch tổ chức trung thu trên đây, bạn sẽ biết được chuẩn bị những gì, thời gian diễn ra, nội dung cần thiết trong chương trình để buổi lễ được diễn ra trọn vẹn và ý nghĩa.
Vào những ngày này, trẻ em luôn háo hức chào đón để được đi chơi, tham gia vào các hoạt động vui chơi trong ngày tết Trung thu, do đó cần lên kế hoạch tổ chức tết trung thu cho các bé thật hoàn thiện để bé có một ngày lễ vui nhất, đáng nhớ nhất. Hi vọng với bản kế hoạch tổ chức trung thu cho thiếu nhi sẽ giúp bạn có thể triển khai và thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra.