Biểu hiện cồn cào xót ruột xảy ra thường xuyên khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, đặc biệt là vào buổi sáng.  Vậy buổi sáng ruột hay bị cồn cào là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây giapdap.com.vn sẽ giúp bạn biết được những vấn đề về sức khỏe mình đang gặp phải cũng như biết được cách chữa cồn cào hiệu quả trong thời gian nhanh nhất.

Buổi sáng ruột hay bị cồn cào là bị làm sao?

Buổi sáng ruột hay bị cồn cào do viêm loét dạ dày

Vốn dĩ nhiều người cứ nghĩ tình trạng xót ruột chỉ đến khi chúng ta bị đói bụng, thế nhưng ngược lại có rất nhiều trường hợp lại rơi vào tình cảnh này ngay cả khi vừa mới ăn no và lúc mới ngủ dậy.


Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, cồn cào xót ruột là một trong những bệnh lý đặc trưng của bệnh viêm loét dạ dày. Đây là căn bệnh khá phổ biến có thể xảy ra ở trẻ em lẫn người trưởng thành.

Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, bạn có thể bị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, do dùng nhiều thuốc kháng sinh, do chế độ ăn uống thất thường, lạm dụng bia rượu hay do yếu tố tâm lý chi phối.

Có thể nhận diện nhanh bệnh viêm loét dạ dày thông qua một số biểu hiện như:

  • Đau và có cảm giác bỏng rát tại vùng thượng vị
  • Thường xuyên ợ chua, ợ hơi
  • Xót ruột, cồn cào trong bụng ngay cả khi mới ăn no
  • Nôn và buồn nôn
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống…
  • Chán ăn, sụt cân

Biểu hiện hội chứng ruột kích thích

Đây là một chứng rối loạn tiêu hóa mạn tính làm thức ăn di chuyển quá nhanh qua đường tiêu hóa. Thông thường, nó không tạo ra bất kỳ thương tổn kéo dài nào trong đại tràng. Tuy nhiên, có thể gây ra các khó chịu dạ dày vào đầu buổi sáng và có thể gây ra tiêu chảy.

Bất kỳ thay đổi nào trong thói quen ăn uống sinh hoạt hoặc căng thẳng có thể làm các triệu chứng ruột kích thích xuất hiện thường xuyên hơn. Mất ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này vào buổi sáng.


Để cải thiện tình trạng này, mọi người nên ăn nhiều chất xơ và dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ có thể giúp ngăn ngừa những rắc rối này.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Buổi sáng ruột hay bị cồn cào có thể dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trong GERD, dịch trong dạ dày có thể đi ngược trở lại vào thực quản và gây ra các triệu chứng liên quan dạ dày thực quản. Đau dạ dày và ợ nóng trong bệnh GERD có thể đánh thức bạn dậy khi đang ngủ tạo thêm căng thẳng, mệt mỏi do thiếu ngủ.

Những cảm giác đau rát vùng thượng vị do trào ngược axit cũng có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như loét thực quản hay loét dạ dày. Thay đổi chế độ ăn uống, giảm cân và nâng đầu khi ngủ có thể làm giảm các triệu chứng của GERD vào buổi sáng.

Cồn cào ruột: khi nguyên nhân không đơn thuần chỉ do cơn đói!

Bệnh viêm túi mật

Viêm túi mật đôi khi khiến bạn thức dậy với một cơn đau dạ dày buổi sáng. Túi mật là một cơ quan hình quả lê nằm bên dưới gan, làm nhiệm vụ lưu trữ mật, mật có tác dụng tham gia tiêu hóa chất béo trong ruột non. Viêm túi mật cấp tính là một tình trạng viêm và gây sưng túi mật, gây ra đau bụng nặng nề và có thể lan tỏa ra sau lưng.

Ngoài ra, buổi sáng ruột hay bị cồn cào còn có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường nếu biểu hiện bụng đói cồn cào đến mức khó chịu, tâm trạng lo lắng, bất an kèm theo mệt mỏi, mất sức, kèm theo nếu ăn một thứ gì đó, triệu chứng đói mới giảm đi

Tuy nhiên miệng vẫn khát lưỡi vẫn khô, muốn uống nhiều nước.  Do vậy cần thận trọng đi khám để tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh để có cách xử lý cho thích hợp.

Bụng cồn cào nhưng không muốn ăn là tình trạng gì?

Cách chữa ruột bị cồn cào vào buổi sáng

Với các trường hợp bị cồn cào xót ruột được xác định là do mắc bệnh viêm loét dạ dày. Bệnh nhân có thể phải cần đến các loại thuốc giúp giảm tiết axit dạ dày như thuốc kháng Histamin H2, thuốc ức chế bơm proton, thuốc giảm đau hoặc điều trị bằng kháng sinh theo phác đồ nếu tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong dạ dày.

Ngoài ra cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý: Kiêng ăn các thức ăn chua cay và đồ uống có cồn, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh stress… để sức khỏe nhanh bình phục

Nếu bị xót ruột không phải do bệnh lý thì không cần thiết phải dùng thuốc điều trị. Bạn có thể chữa bệnh xót ruột bằng các ăn các thực phẩm dưới đây:

  • Chuối: Loại quả này rất giàu kali nên có tác dụng bình ổn hoạt động tiêu hóa trong dạ dày. Ngoài ra các dưỡng chất trong chuối đã được chứng minh là có khả năng trung hòa axit trong dạ dày, giảm nhanh chứng ợ nóng, cồn cào xót ruột cũng như bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.
  • Gừng: Chứa nhiều chất chống oxy hóa và tinh chất chống viêm tự nhiên. Gừng là một phương thuốc chữa xót ruột hiệu quả. Uống một tách trà gừng vào buổi sáng và buổi tối cũng là cách đơn giản giúp bạn làm ấm và xoa dịu các cơn đau ở dạ dày.

6 dấu hiệu viêm đại tràng co thắt chớ coi thường

  • Đu đủ: Ăn đu đủ có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, chống táo bón và giúp khắc phục chứng xót ruột rất tốt. Để khắc phục hiện tượng khó chịu này bạn hãy lấy 30g đu đủ, 30g táo tây đem sắc lấy nước chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
  • Sữa chua: Chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đường ruột, sữa chua là một loại thực phẩm cực tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Nó giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, cải thiện tình trạng cồn cào xót ruột cũng như các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Mỗi ngày bạn nên ăn 1-2 hũ sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 30 phút để nhận được những lợi ích tốt nhất từ loại thực phẩm này.
  • Cơm: Chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ khi ngay cả việc ăn cơm cũng giúp khắc phục được chứng xót ruột. Lý do rất đơn giản bởi trong cơm có hàm lượng tinh bột dồi dào nên khi vào trong đường ruột sẽ hút bớt axit cũng như các dịch vị và chất lỏng bên trong dạ dày. Ngoài cơm ra bạn có thể chọn một số loại thực phẩm nhạt khác để thay thế như bánh mì trắng, khoai lang hay khoai tây luộc.

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm ra được thủ phạm gây ra chứng cồn cào xót ruột vào buổi sáng, cũng như biết cách chữa xót ruột đúng cách, phù hợp.

Chứng bệnh này nếu kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn phát sinh thêm nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Vì vậy bạn nên tìm cách khắc phục sớm để bảo vệ sức khỏe của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *