Bài thu hoạch an toàn giao thông năm 2020 dành cho học sinh, sinh viên đã và đang rất được mọi người quan tâm. Theo con số thống kê hằng năm có đến hàng triệu người phải hi sinh do tai nạn giao thông vì thế phương án tuyên truyền an toàn giao thông là điều vô cùng quan trọng để giúp người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh luật, giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông.

Hậu quả của tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống. Để giảm thiểu tai nạn giao thông là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với xã hội. Thanh niên, học sinh cầm làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.  Hằng năm, tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con nguời. Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân  trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay. Thế nên chúng ta cần phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu số lượng tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao như hiện nay.


Mỗi ngày trôi qua, có những người mãi mãi ra đi hay bị tàn tật, sống đời thực vật chỉ vì TNGT. Những tiếng trẻ khóc cha, vợ khóc chồng và người đầu bạc tiễn người đầu xanh làm chúng ta nhói lòng. Cứ thế, nỗi đau mang tên TNGT cứ âm ỉ, kéo dài, trở thành nỗi ám ảnh của những người tham gia giao thông.

Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những mất mát đó thật khủng khiếp. Nó đồng nghĩa với việc hằng ngày có nhiều gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát và đau thương, những đứa trẻ mất cha, mất mẹ trở thành mồ côi, không nơi nương tựa, xã hội mất đi những công dân ưu tú, tài năng. Hậu quả của tai nạn giao thông ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước

Mẫu bài thu hoạch an toàn giao thông

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện. Tai nạn giao thông là một từ khóa có rất nhiều dữ liệu trên mạng internet. Chắc không có quốc gia nào không vướng bận và thậm chí đau đầu về tai nạn giao thông. Trong đó nước ta thường bị xếp vào tốp đầu những quốc gia hay bị tai nạn giao thông cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… Nghe mà xót xa.

Chắc ai cũng biết, tai nạn giao thông có nhiều nguyên nhân nhưng quy tụ lại là xuất phát từ các yếu tố như kết cấu hạ tầng (yếu tố hình học, độ phẳng, độ nhám của đường, tầm nhìn, hệ thống biển báo…); lưu lượng; phương tiện; người tham gia giao thông; tác động của thời tiết, trình độ quản lý nhà nước về giao thông. Các yếu tố trên hình như đụng vào đâu cũng đang là vấn đề nan giải, vướng mắc. Chết chóc, thương tật do mất an toàn trong giao thông để lại những khoảng u ám cho xã hội. Chỉ có cách dùng tình thương và sự nhân ái của xã hội để làm dịu lại những vết thương đời ấy. Đó là cách tốt nhất để làm cho linh hồn những người xấu số được an ủi phần nào và sớm được siêu thoát. Cách ứng xử nào cũng phải thấm đượm tính nhân văn; nó khác biệt với sự vô cảm, vô tâm trước nỗi đau người khác.

Chính vì sự mất an toàn của giao thông Việt Nam ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta do sự lộn xộn, không an toàn của giao thông nước nhà. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông ở nước ta. Đầu tiên, là do ý thức của người dân chúng ta còn kém, thái độ và nhận thức về giao thông của người dân chúng ta còn quá kém. Khi tham gia giao thông ai cũng muốn đi trước không ai nhường nhịn ai mới dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông. Chính vì hiện tượng này mới dẫn đến tình trạng không nhường nhau ở ngã ba, ngã tư… gây nên hiện tượng ùn tắc giao thông hàng giờ, hiện tượng phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng gây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông.

Để kiến thức về an toàn giao thông (ATGT) gắn kết với học sinh, dần dần xóa bỏ nếp nghĩ cũ “đường ta, ta đi”, thời gian qua, các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh đã xây dựng nhiều kế hoạch tuyên truyền đến học sinh, nâng cao nhận thức về luật giao thông. Ở nhiều cơ sở giáo dục, nội dung tuyên truyền luật giao thông và quy định về việc đội mũ bảo hiểm được thực hiện thường xuyên trong những buổi học ngoại khóa, vừa tạo phấn khích cho học sinh, vừa có tác dụng như “mồi lửa” để lan tỏa trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Với mục đích nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật, xây dựng văn hóa giao thông, góp phần kiềm chế, làm giảm TNGT và vận động toàn dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT tại cơ sở, thời gian qua, nhà trường, các cơ quan, ban, ngành đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, gắn công tác tuyên truyền với các hoạt động xã hội khác nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về luật giao thông. Từ đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm, để mỗi người dân, nhất là học sinh các cấp học chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về ATGT.

AN TOÀN GIAO THÔNG  VẤN ĐỀ KHÔNG CỦA RIÊNG AI

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động.

Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng  đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông, đi đúng tốc độ, đúng phần đường, không điều khiển xe khi đã uống rượu bia, đi trên đường không nên ganh đua với người khác…

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đặc biệt là sau khi các bạn đã kí cam kết thực hiện an toàn giao thông. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Ở trường ta, đa số các bạn học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ, tuy nhiên còn một số bộ phận không nhỏ các bạn học còn chưa thực hiện tốt, thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao thông như khi tan học còn tụ tập trước khu vực cổng trường gây ùn tắc giao thông, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ không cài quai, đi dàn hàng ngang trên đường.

Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thật tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn sau bài viết này là “Bạn và tôi hãy cùng nhau thực hiện tốt luật an toàn giao thông như chúng ta đã cam kết”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *