Mục Lục Bài Viết
Ăn lòng lợn có tốt không?
Lòng lợn là món ăn được nhiều người yêu thích, nhâm nhi trong các bữa nhậu. Đông y thường gọi bằng cái tên là trư đỗ. Lòng lợn có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ vị, ích thận bổ hư. Đây là nội tạng động vật có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, protein, sắt và nhiều khoáng chất khác.
Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong lòng lợn rất cao, lại dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe như giun, sán, liên cầu lợn Streptococcus suis. Vì thế, ăn lòng lợn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Tại sao phụ nữ sau khi sinh không nên ăn lòng lợn?
Dù là món ăn ngon và kích thích vị giác nhưng phụ nữ sau sinh và đang cho con bú không nên ăn lòng lợn. Nó có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Lòng lợn là thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn
Nội tạng động vật nói chung và nội tạng của lợn nói riêng dễ nhiễm khuẩn và chứa nhiều ký sinh trùng gây bệnh.
Nếu bà mẹ sau khi sinh ăn lòng lợn không nấu chín kỹ sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, tả, kiết lị… Khi em bé bú sữa mẹ vào cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Lòng lợn có thể gây khó tiêu
Lòng lợn có nhiều nhiều cholesterol nên dễ gây khó tiêu khi ăn. Đối với những người sức khỏe yếu, cơ thể mệt mỏi, càng ăn lòng lợn sẽ càng khiến tình trạng mệt mỏi trở nên nghiêm trọng hơn.
Hơn nữa, khi mẹ đang cho con bú mà ăn lòng lợn vào sẽ dẫn đến tình trạng quá tải, gây cảm giác khó tiêu, đầy bụng do hệ tiêu hóa mới sinh còn yếu. Chị em sẽ không muốn ăn những thức ăn khác nữa. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh nan y
Lòng lợn là món ăn chứa nhiều đạm, có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại chứa nhiều cholesterol xấu, acid uric… . Vì thế, bà mẹ sau khi sinh ăn lòng lợn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nan y như: như bệnh gout, tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao…
Còn đối với những bà mẹ đã có tiền sử mắc các bệnh trên thì sẽ làm cho bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn.
Nguy cơ nhiễm khuẩn cầu lợn và hóa chất độc hại
Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.
Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli & các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn..cho người khi ăn phải lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hoặc ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến.
Vì thế, nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Đó là chưa kể đến việc, những món ăn từ nội tạng động vật, trong đó có lòng lợn rất dễ nhiễm độc trong quá trình chăn nuôi, sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tăng trọng hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều hóa chất…
Hoặc lợn có nguồn gốc không rõ ràng sẽ phải đối mặt với nguy cơ ăn phải lòng lợn đã phân hủy dùng hóa chất tẩy rửa, hóa chất bảo quản. Từ đó, gây hại cho sức khỏe, cơ thể bị nhiễm hóa chất độc hại.
Sau sinh bao lâu thì được ăn lòng lợn?
Với những nguy cơ ở trên, phụ nữ sau khi sinh KHÔNG nên ăn lòng lợn để tránh hàng loạt rủi ro. Các bà mẹ nên kiêng ít nhất trong 6 tháng đầu cho con bú. Sau đó, nếu muốn ăn món này, các mẹ cũng cần chú ý:
- Không ăn lòng lợn không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo vệ sinh.
- Không ăn lòng lợn chưa được chế biến chín kỹ, làm sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, giun sán.
- Phụ nữ sau khi sinh cũng không nên ăn quá nhiều lòng lợn, đặc biệt là những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao… thì tốt nhất nên kiêng hoàn toàn.
- Không ăn lòng lợn đã để qua đêm vì nguy cơ nhiễm khuẩn trở lại là rất cao, dù đã được làm sạch và nấu chín kỹ trước đó.
- Mẹ sau khi sinh ăn lòng lợn có ngon mấy cũng không được ăn nhiều. Tuần chỉ nên ăn 1 – 2 bữa.
Bạn đã biết về những nguy cơ khi ăn lòng lợn. Bà mẹ mới sinh và đang cho con bú nên chú ý. Bạn đã biết được, sau sinh bao lâu thì được ăn lòng nên thì hãy tuân thủ đúng như thế để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con.