Mục Lục Bài Viết
Bài đọc cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1:
- Dạy bảng chữ cái cho con
Bố mẹ nên dạy trẻ đọc bảng chữ cái theo chiều xuôi đến ngược. Đến khi con thuộc mặt chữ thì cho bé đọc chữ ngẫu nhiên để nhớ mặt chữ, tránh tình trạng học vẹt thuộc long. Chú ý nên dạy bé nguyên âm trước và phụ âm sau.
- Kết hợp dấu thanh
Khi bé quen mặt chữ, bố mẹ hãy dạy con cách kết hợp dấu thanh. Đặt phụ âm vào trước nguyên âm có dấu là thành từ, thành tiếng.
- Ghép nguyên âm
Trước hết, bố mẹ cho con ghép nguyên âm đơn, phụ âm với nguyên âm đơn tạo ra từ đơn.
Tương tự, bố mẹ dạy con cách ghép nguyên âm đôi. Nên yêu cầu bé ghép các phụ âm đầu vào và thêm dấu thanh, chúng ta sẽ được các từ và các tiếng.
Để trở nhớ lâu cách ghép nguyên âm, bố mẹ nên đăt trong ngữ cảnh, sự vật, sự việc đầy đủ để trẻ dễ hình dung.
- Luyện viết
Chúng ta sẽ cho các con luyện các nét cơ bản song song với các chữ cái đi liền với nét đó. Mỗi ngày học 1 nét.
- Đọc hiểu
Nếu con đã đọc tốt, viết tốt chữ cái, bố mẹ cần dạy con cách đọc hiểu. Ngừng nghỉ câu khi có dấu chấm, dấu phẩy. Đồng thời, bố mẹ cần giảng giải cho trẻ nghĩa của câu, từ. Trường hợp nào nên dung từ nào để hợp ngữ cảnh.
Cách đánh vần cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1:
- Đặc điểm ngữ âm và chữ viết của tiếng Việt
Tiếng Việt có nhiều thanh điệu, các âm tiết được nói rời, viết rời, rất dễ nhận diện.
Bố mẹ cần nhớ cấu tạo của tiêng Việt gồm: phụ âm đầu, vần và thanh kết hợp lỏng, các bộ phận trong vần kết hợp với nhau một cách chặt chẽ.
- Cách đánh vần một tiếng
Quy định trong tiếng Việt là 1 tiếng phải có đầy đủ 3 thành phần: âm đầu – vần – thanh, bắt buộc phải có: vần – thanh, có tiếng không có âm đầu. Vần đầy đủ có âm đệm, âm chính và âm cuối.
Như vậy các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về đánh vần các tiếng theo sách giáo khoa lớp 1.
Một số phương pháp dạy trẻ học đánh vần tại nhà:
– Bé còn nhỏ nên không thể tránh khỏi việc ham chơi. Vì vậy, bố mẹ có thể dạy con đánh vần thông qua các trò chơi bé yêu thích. Phụ huynh có thể mua cái bảng treo lên tường rồi viết chữ lên đấy, dạy con từng chữ một hoặc mua 1 bộ chữ tượng hình có kèm tranh ảnh.
– Dạy trẻ cần phải kiên nhẫn, không được nổi nóng, quát mắng con. Càng tạo áp lực trẻ càng sợ học và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này. Hãy nhẹ nhàng chỉ bảo dần dần để bé yêu thích việc học hơn.
– Thường xuyên ôn tập bài cho trẻ. Bất kỳ ở đâu, làm gì bố mẹ hãy gợi ý để trẻ học bằng những hoạt động hàng ngày như: ăn, chơi, ngủ, nghỉ. Hãy để việc đánh vần của trẻ trở thành thói quen hàng ngày một cách tự nhiên mà không cần có sự thúc giục của bố mẹ.
– Bố mẹ nên khen ngợi, khuyến khích trẻ sẽ tạo được hào hứng cho con. Khi trẻ vui sẽ thích học hơn. Nếu thường xuyên chê bao trẻ sẽ khiến tâm lý trẻ ức chế và chậm tiếp thu hơn.
– Bố mẹ cần xác định rõ, học đánh vần là chuyện nhỏ, quan trọng là giúp con phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp.
– Nhiều phụ huynh vì quá nôn nóng, lo lắng đã bắt con học trước cả đánh vần, tập viết, làm toán, kể chuyện… theo sách giáo khoa lớp 1. Thậm chí cả các tài liệu tham khảo, nâng cao cũng cho con học hết vì sợ thua kém các bạn cùng trang lứa. Điều này là không nên. Vô hình chung, trẻ đến lớp sẽ cảm thấy nhàm chán, chủ quan, không tập trung ngay khi các em phải học những bài học đầu tiên mà không có gì mới mẻ, thích thú là điều tối kị.
– Các cô giáo thực sự không khuyến khích các em tập đọc, đánh vần hay học trước quá sớm. Việc học trước khi con trẻ chưa phù hợp về lứa tuổi, thể chất sẽ dẫn đến việc lệch lạc về tư thế ngồi, nét chữ, tay cầm bút… mà việc sửa lại những “điểm lệch chuẩn” đó còn khó khăn hơn là dạy mới.
Bảng chữ cái, âm vần, chữ số và dấu
Chữ cái | a | ă | â | b | c | d | đ | e | ê | g | h | i | k | l | m | |
n | o | ô | ơ | p | q | r | s | t | u | ư | v | x | y | |||
Âm ghi bằng 2-3 chữ cái | tr | th | nh | kh | gi | gh | ||||||||||
ng | ngh | ph | qu | ch | ||||||||||||
iê | yê | uô | ươ | |||||||||||||
Chữ số và dấu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 9 | 10 | |||||||
+ | – | > | < | |||||||||||||
= |
Tải file để tham khảo nội dung chi tiết!
Các bài luyện đọc cho bé chuẩn bị vào lớp 1
Lớp 1 là giai đoạn nền tảng vô cùng quan trọng để thiết lập thói quen và niềm say mê với việc học. Cha mẹ chỉ cần hướng dẫn cho trẻ những bài đọc và cách đánh vần cho các con. Còn lại, nhà trường và cô giáo sẽ có uốn nắn tiếp. Nếu cha mẹ ép buộc quá mức sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc học của con sau này. Khi trẻ học một cách miễn cưỡng cũng không thể bật ra những suy nghĩ sáng tạo mà con sẽ chỉ học vì người lớn yêu cầu và làm theo ý người lớn mà thôi.
Hy vọng với những chia sẻ trên, các bậc phụ huynh sẽ có định hướng dạy bài đọc và cách đánh vần cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1 khoa học và chính xác nhất.