Máu là một tổ chức liên kết đặc biệt gồm hai phần là huyết tương và các thành phần hữu hình. Huyết tương gồm nước và các chất hoà tan, trong  đó chủ yếu là các loại prôtêin, ngoài ra còn có các chất điện giải, chất dinh dưỡng, enzym, hormon, khí và các chất thải. Thành phần hữu hình gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Máu có chức năng vô cùng quan trọng trong sự sống của con người. Máu vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể và ngược lại vận chuyển khí carbonic từ tế bào về phổi để được đào thải ra môi trường bên ngoài. Máu cũng có khả năng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu cho cơ thể khi bị tổn thương mạch máu có chảy máu. Máu còn tham gia điều nhiệt nhờ sự vận chuyển nhiệt và khả năng làm nguội của lượng nước trong máu.


Vào các buổi sáng từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần, các trung tâm, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều người đến “hiến máu cứu người” mà thực ra là bán máu, bởi họ sẽ nhận được số tiền nơi tiếp nhận tặng lại cho người hiến máu theo quy định chung của Bộ Y tế và Bộ Tài chính. Mỗi người một hoàn cảnh và lý do để giải thích cho việc bán máu của mình. Có người xem bán máu như là một nghề, vui vẻ và thoải mái. Có người vì bất đắc dĩ mà phải bán máu để rồi mang cảm giác xấu hổ, sợ người đời gièm pha…

Theo quy định bấy lâu nay của ngành y tế, mỗi lần cho máu, mỗi người chỉ được cho 450mml loại tiểu cầu, còn máu thường thì 1 hoặc 2 đơn vị máu (tức 250ml/đơn vị). Nhưng mỗi người chỉ được cho tiểu cầu là 1 tháng 1 lần, còn máu thường thì 2 tháng một lần. Thế nhưng, vì hoàn cảnh nghèo, vừa lao động cật lực kiếm sống bằng nghề làm thuê làm mướn, nhưng số tiền có được quá ít ỏi, không thể nuôi bản thân và gia đình, nhiều người thâm chí vô cùng liều lĩnh tìm cách “qua mặt” các cơ sở y tế nơi cho máu, bằng cách… chạy sô.

Bác sĩ Trương Thị Kim Dung, Bệnh viện Truyền máu huyết học TP Hồ Chí Minh cho biết, khi hiến tiểu cầu bằng máy thì máy chỉ lấy tiểu cầu của người hiến và một phần huyết tương (để pha loãng tiểu cầu), còn các tế bào máu khác được truyền trả lại người hiến. Tuy nhiên, do chiết tách bằng máy có những yêu cầu riêng nên người hiến tiểu cầu phải được khám và có những tiêu chuẩn chọn lựa riêng. Nếu là người khỏe mạnh được khám và chọn hiến tiểu cầu thì hoàn toàn có thể yên tâm về sức khỏe sau khi hiến. Những người gọi là “bán máu” là những người tự nguyện cho máu và họ nhận được một số tiền theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Y tế

Tham khảo giá bán máu tại bệnh viện như sau

Hiện nay, do máy móc xét nghiệm máu rất nhanh, chỉ trong vòng khoảng 30 phút là có kết quả, người bán máu chỉ cần chờ một chút là có thể bán máu.Giá bán máu 2019 theo mức giá hiện nay 260.000 đồng cho một đơn vị máu chuẩn (250ml), 320.000 đồng cho 1,4 đơn vị máu chuẩn (tức 350ml) và 380.000 đồng cho 1,8 đơn vị máu chuẩn (tức 450ml).

Bên cạnh đó, để có thể hiến hoặc bán máu thì người bán máu cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như sau:

– Đủ tuổi từ 18 – 55 đối với nữ, 18 – 60 đối với nam, có mang đầy đủ giấy Chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác.

– Cân nặng >45kg. Với người đã hiến máu an toàn hoặc cân nặng >50 kg, có thể hiến 350ml máu/lần.

– Không nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.

– Lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể.

– Ngoài ra, không thể liên tiếp 1 tuần 1 lần, theo quy định của ngành y tế, mỗi lần bán máu, mỗi người chỉ được bán 450 ml loại tiểu cầu, còn máu thường thì 1 hoặc 2 đơn vị máu (250 ml/đơn vị). Nhưng mỗi người chỉ được cho tiểu cầu là 1 tháng 1 lần, còn máu thường thì 2 tháng một lần.

Một đơn vị máu (250ml) sau khi lấy, bảo quản và làm toàn bộ các xét nghiệm sàng lọc cần thiết theo quy định chuyên môn của Bộ Y tế – được coi là đơn vị máu chuẩn, thì giá tính cho người bệnh nhận khối lượng máu chuẩn là 260.000 đồng/đơn vị máu, 320.000 đồng/350ml và 380.000 đồng/450ml máu chuẩn. Ngoài ra, còn có những mức giá khác (cao hơn) là các thành phẩm máu như hồng cầu, bạch cầu, khối tiểu cầu và các chế phẩm khác.

Bộ Y tế và Bộ Tài chính cũng có quy định cụ thể số tiền chi bồi dưỡng cho người hiến máu chuyên nghiệp (người chuyên bán máu), cụ thể là 140.000 đồng tính cho một đơn vị máu 250ml, 200.000 đồng cho khối lượng máu 350ml và 260.000 đồng cho khối lượng máu 450ml.

Sau khi hiến máu xong nên làm gì?

  • Chỉ rời khỏi điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.
  • Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.
  • Uống nhiều nước sau khi bán máu.
  • Để miếng băng dính sau ít nhất 4 – 6 giờ mới lấy đi.
  • Trong 2 – 3 ngày đầu sau đó nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.

Sau khi hiến máu không nên làm gì

  • Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi lấy máu.
  • Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.
  • Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.

Giá bán máu trên thị trường ở chợ đen

Hiện nay ở chợ đen giá bán máu gấp khoảng 10 lần so với ở bệnh viện cụ thể lưu lượng 250 ml hiện có giá 4 – 5 triệu đồng, nếu đồng ý, sẽ gọi người mang đến cho”.

Bên cạnh đó đối với các đối tượng hiến máu, Bộ Y tế còn có hình thức động viên, khuyến khích, bồi dưỡng sức khỏe đối với người hiến máu tình nguyện. Theo đó, người hiến máu tình nguyện được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. Trường hợp những người này vào bệnh viện cứu chữa mà phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập, thì sẽ được miễn phí tiền máu tối đa bằng số lượng máu đã hiến theo giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *