Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong những điều tốt lành, vẹn tròn trong những dịp lễ Tết quan trọng trong năm. Mỗi loại quả khi bày trên mâm ngũ quả đều có ý nghĩa riêng, vì vậy các gia đình cần hiểu và nắm rõ để gửi gắm ước nguyện, cầu mong của mình . Đối với mâm ngũ quả Tết trung thu thường gồm những loại quả như bưởi, dưa, táo, nho … Những loại quả này thường được tỉa đẹp, bày trí ấn tượng chứ không giống như những loại quả được bày trang trọng trong mâm ngũ quả ngày Tết.

Trung thu luôn được coi là ngày Tết đoàn viên ở nhiều quốc gia châu Á. Đây được coi là ngày lễ mà con cháu đi làm xa sẽ trở về quây quần với gia đình, ông bà cha mẹ, gặp gỡ anh chị em họ hàng.  Tết trung thu, trái cây mùa thu đang vào vụ, mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên cũng mang đậm hương sắc trái chín mùa thu. Đó là nải chuối chín vàng thơm lừng, là trái hồng đỏ mang hi vọng, là trái na nhiều hạt đen nhánh mang ước nguyện lộc nở, sinh sôi, là trái bưởi mang những điều mát lành và trái lựu chứa đựng bên trong những ngọt ngào, may mắn. Với những sản vật bình dị, dân dã, cây nhà lá vườn, chi đội chúng em không chỉ mong muốn mang tới lễ hội một mâm cỗ trông trăng đẹp mắt mà chúng em muốn gửi gắm những phong vị đậm đà ý nghĩa của Tết trung thu. Mâm quả có xanh, có chín, như quan niệm của người xưa, màu xanh của hoa quả mang tính âm, trái chín mang tính dương. Mâm ngũ quả là tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.

Trong ngày lễ này, hầu hết các gia đình, đoàn thể đều tổ chức cắm trại, rước đèn trông trăng, bày mâm cỗ trung thu, phá cỗ, tặng quà cho các bạn nhỏ.Để có một mâm cỗ Trung thu ý nghĩa, bạn nên đảm bảo nguyên tắc phong phú, sinh động. Đó là nên lựa chọn những loại hoa quả đủ màu sắc, từ gam nóng đến lạnh. Mâm quả có xanh, có chín, như quan niệm của người xưa, màu xanh của hoa quả mang tính âm, trái chín mang tính dương. Mâm ngũ quả là tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.

Các loại trái cây được lựa chọn sao cho hài hòa về hình thức, cân đối về màu sắc, có quả xanh quả chín tượng trưng cho luật cân bằng âm dương.Những trái cây, hoa quả, dưới bàn tay của nghệ nhân bỗng biến thành những con vật ngộ nghĩnh dành cho các bé đón tết Trung thu.Ý nghĩa của các loại quả cũng rất thú vị. Quả hồng đỏ là mang niềm hy vọng. Quả na mang ước nguyện lộc ở, sinh sôi. Quả bưởi tượng trưng điều tốt lành. Quả lựu mang tới ngọt ngào, may mắn. Dưa hấu, dưa vàng mong cầu bình an…

Trang trí mâm ngũ quả Tết Trung với tạo hình chú heo

Để mâm ngũ quả thêm sinh động, bạn có thể tỉa quả bưởi thành hình chú heo xinh xắn.

Để tạo hình chú heo đẹp mắt, bạn nên chọn bưởi Năm Roi – loại bưởi thon dài và có phần đầu nhô cao để dễ tạo hình mõm heo.

Đầu tiên, bạn cắt bỏ phần đầu của quả bưởi. Để quả bưởi nằm ngang rồi ước lượng vị trí cân đối của hai con mắt, khoét phần vỏ xanh đi, để lộ phần cùi trắng. Dùng phần vỏ vừa cắt bỏ để làm tai heo.


Sau đó, bạn gắn hạt nhãn vào vị trí hai lỗ mũi và mắt của chú heo.

Làm chú cá bằng quả thanh long

Nếu như bạn đã quá quen thuộc với những chú cá vàng thì với chú cá đỏ hồng làm từ quả thanh long này sẽ khiến bạn thích thú. Đặc biệt, có chú cá hồng làm từ quả thanh long sẽ giúp cho mâm cỗ Trung Thu của gia đình bạn thêm rực rỡ và sinh động bội phần.


Để làm chú cá bằng quả thanh long, bạn cần chuẩn bị:

1 quả thanh long đỏ, ruột trắng

Vỏ bưởi

Hai hạt nhãn

Cách làm như sau:

1. Đầu tiên bạn cắt vỏ bưởi thành 1 chiếc vây cá dọc lưng, 2 vây nhỏ ở hai bên. Nhớ cắt để chừa phần vỏ nhét vào quả thanh long và tỉa thành những hình răng cưa ở mép vây cá nhé!

2. Sau đó, bạn khía dọc quả thanh long 1 đường ở trên cùng, 2 đường ở 2 bên thân quả thanh long.

3. Cuối cùng bạn nhét vây cá bằng vỏ bưởi vào quả thanh long, rồi gắn mắt cho cá bằng hạt nhãn hoặc quả nho đen là được. Và cùng nhìn lại chú cá bằng quả thanh long của chúng ta đi nào.

Làm chú công xinh đẹp trang trí mâm ngũ quả:

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:

  • 1 quả dứa chín, chưa gọt
  • 1 quả bí ngòi dài, thon
  • 8 quả ớt dài Đà Lạt
  • 10 quả ớt chín loại nhỏ
  • Cây xốp thường dùng để cắm hoa
  • Hai hạt nhãn
  • 1 miếng cà rốt

Cách làm như sau:

1. Cắt quả bí ngòi để lấy phần ngọn, phần thon nhất rồi gắn chặt với phần dưới của quả dứa chín. Bạn có thể dùng tăm nhọn hai đầu để gắn cho chặt.

2. Tiếp tục dùng tăm nhọn gắn các quả ớt đỏ loại to vào hai bên thân công, các quả ớt nhỏ thì gắn ở phần dưới cổ để tạo cảm giác đầy đặn, rực rỡ cho cổ công.

3. Gọt miếng cà rốt nhọn để gắn làm miệng công, hai hạt nhãn để làm mắt.

4. Cuối cùng uốn cong cây xốp thành các nhánh nhỏ để gắn làm mào cho công là hoàn thiện rồi.

Chỉ cần một chút tỉ mẩn và khéo tay thôi là bạn đã có một chú công cực xinh xắn rồi.


Nàng công xinh đẹp với cái cổ cao thon dài, phần đuôi rực rỡ một màu đỏ chót từ các quả ớt và phần lá dứa xanh sẽ giúp mâm cỗ trung thu của bạn thêm màu sắc.

Khi trình bày mâm cỗ Trung thu, bạn có thể tự tay làm một chú chó xinh xắn bằng bưởi hay trổ tài cắt tỉa quả dưa hấu, làm bình hoa từ các loại quả để làm trọng tâm cho mâm cỗ. Sau đó, sắp xếp các loại quả truyền thống như chuối, na, bưởi, hồng, thanh long … khiến mâm cỗ được bắt mắt và hấp dẫn.

Cách trình bày truyền thống là: Chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại quả bày xung quanh. Những chỗ còn trống cài xen kẽ quýt vàng, táo xanh, hoặc những quả ớt chín đỏ.

Phong tục mỗi nơi mỗi khác nhưng trên mâm cỗ Trung thu không bao giờ thiếu quả bưởi, bởi những ý nghĩa thú vị. Từ xa xưa, người ta tin rằng bày bưởi trong ngày này sẽ đem lại may mắn, như một lời chúc phúc cho gia chủ. Trái bưởi mang hình tròn, tượng trưng cho sự sung túc, tụ họp, hội ngộ đủ đầy của cả gia đình. Để làm chú chó bưởi, nhiều người chọn nguyên liệu là những trái bưởi to tròn, múi bưởi đều , tép bưởi khô và mọng . Công đoạn tách bưởi cũng cần khéo léo để tép bưởi không bị rơi khỏi vỏ, xòe đều.

Do trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Dù bày biện nhiều loại trái cây hơn nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.

Có thể sử dụng lồng đèn loại nhỏ hoặc đèn ông sao cỡ nhỏ cắm hai bên mâm cỗ, tạo ánh sáng lung linh cho mâm cỗ Trung thu. Nếu bạn cắm trại ngoài trời, có thể treo đèn lồng, đèn ông sao xung quanh để mâm cỗ và không khí thêm phần vui tươi, rực rỡ.

Cùng với ý nghĩa đoàn viên, mang hạnh phúc, vui vẻ cho trẻ em, Tết trung thu của người Việt còn mang riêng màu sắc, hồn cốt quê hương. Bên cạnh chiếc bánh trung thu mang hương vị ngọt ngào của cái Tết đoàn viên, những chiếc đèn ông sao năm cánh rực rỡ tươi màu, những chiếc đèn lồng lung linh, đủ màu sắc… thì không thể thiếu được mâm quả ngày rằm thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc của những người con Việt.

Chúc bạn có một ngày Tết Trung thu đầm ấm bên gia đình với cách bày mâm cỗ Trung thu truyền thống đẹp, đầy đủ và đơn giản này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *